Lan tỏa văn hóa đọc đến giới trẻ

04/04/2024, 05:52

Sách được ví như người bạn lớn của con người và vai trò của sách trong sự phát triển tri thức là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, so với sự đa dạng của các phương tiện giải trí như hiện nay, thì đây lại không phải là kênh thu hút đông độc giả, nhất là đối với những bạn trẻ.

Là một người yêu sách và mong muốn lan tỏa văn hóa đọc đến với nhiều người hơn nữa, anh Trương Công Lực (ở thôn Cam Bình, xã Tân Phước, thị xã La Gi) đã ấp ủ ý tưởng xây dựng mô hình café sách, nhằm tạo thêm một không gian đọc sách, học tập, làm việc mới mẻ. Qua đó, tiếp thêm niềm đam mê và tình yêu của cộng đồng đối với sách.

202404020521521(1).jpeg

Không khó để bạn có thể tìm được cuốn sách yêu thích và phù hợp với chính mình ngay tại một quán café nhỏ được chăm chút từng góc bàn, chậu cây cùng một kệ sách được bài trí ngăn nắp với rất nhiều đầu sách khác nhau về đa dạng các lĩnh vực, để mọi lứa tuổi có thể lựa chọn.

Nơi đây đã trở thành điểm đến được rất nhiều người ưa chuộng, nhất là các bạn trẻ - bởi mô hình café sách độc đáo. Bởi khi ghé đến đây, ngoài việc thưởng thức đồ uống thơm ngon, mỗi người còn có thể lựa chọn cho mình một quyển sách thú vị trong không gian thoáng mát, yên tĩnh.

202404020521525(1).jpeg

Anh Dương Nguyễn Thành Công (xã Tân Phước, thị xã La Gi) cho biết: Dù đã rời ghế nhà trường từ lâu, nhưng đối với tôi việc bổ sung thêm kiến thức từ sách, báo là rất cần thiết. Vì vậy, tôi thường dành chút thời gian rảnh trong ngày để ghé quán café này – vừa thư giãn, vừa chọn đọc những cuốn sách phù hợp với công việc của mình.

Để duy trì và phát triển mô hình café sách, từ vốn sách ít ỏi ban đầu, chàng trai trẻ Trương Công Lực đã luôn tìm tòi, gom góp những đầu sách hay, bổ ích đem về quán café của mình. Đây là cách để những kệ sách của anh luôn phong phú cả về số lượng và nội dung. Để nơi đây trở thành một địa điểm quen thuộc cho những tâm hồn yêu sách và mỗi người đều có thể trau dồi, khám phá tri thức thông qua từng trang sách.

Anh Trương Công Lực (xã Tân Phước, thị xã La Gi) chia sẻ: Cảm thấy việc đọc sách mang đến cho tôi nhiều giá trị, nên tôi muốn mọi người khi đến quán tôi uống café và nhìn thấy những cuốn sách trên kệ - đôi khi chỉ tình cờ đọc được một vài điều trong sách, nhưng có thể khiến họ thay đổi theo hướng tích cực hơn. Và đó cũng chính là niềm vui mỗi ngày của tôi.

Hiện tại đang có một công việc kinh doanh riêng khá thành công ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng với đam mê khám phá cuộc sống và lan tỏa năng lượng tích cực cho xã hội, anh Lực vẫn muốn trở về quê hương để cống hiến và tạo ra nhiều giá trị tích cực trong cuộc sống hiện đại thông qua mô hình này.

Mô hình café sách của chàng trai trẻ Trương Công Lực là một trong những ý tưởng sáng tạo, giúp kết nối, lan tỏa “văn hóa đọc” đến gần hơn với các bạn trẻ. Qua đó, có thể mang những giá trị tốt đẹp từ việc đọc sách đến với nhiều người hơn, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, trở thành một điểm sáng văn hóa trong việc xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh.

MINH DUYÊN

Related articles
Đình làng - gìn giữ hay lãng quên?
Văn hóa đình làng – thường tĩnh lặng, cũng không nhiều tín đồ, nhưng ở đó hiện hữu nét văn hóa truyền thống gần gũi, gắn liền với đời sống người dân lao động. Đình làng là nơi trú ngụ của những người sa cơ, không nơi trú ngụ tình nguyện ở lại hương khói, để cứ mỗi năm lại nghe rộn ràng tiếng trống chầu, bà con chực chờ xem hát đình (hát bội). Nét văn hóa, dần bị quên lãng, có những đình làng thiếu hụt, lặng lẽ trong những kỳ lễ cúng…

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lan tỏa văn hóa đọc đến giới trẻ