Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trên các lĩnh vực

02/04/2024, 05:07

Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết số 10 của Tỉnh ủy (khóa XIV) về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; công tác chuyển đổi số của tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Các sở, ngành, địa phương đã quyết tâm đổi mới phương thức lãnh đạo, từng bước số hóa trong hoạt động lãnh đạo, điều hành, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số tương tác với chính quyền trên môi trường số...

Tạo môi trường học tập thuận tiện nhất

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), chuyển đổi số trong giáo dục chính là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện những phương pháp giảng dạy cũng như tạo môi trường để học tập thuận tiện nhất. Ứng dụng chuyển đổi số sẽ tạo ra mô hình giáo dục thông minh, từ đó giúp việc học, hấp thụ kiến thức của người học trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Hiện tại, chuyển đổi số trong giáo dục được ứng dụng dưới 3 hình thức chính là: ứng dụng công nghệ trong phương pháp giảng dạy: lớp học thông minh, lập trình… vào việc giảng dạy; ứng dụng công nghệ trong quản lý: công cụ vận hành, quản lý; ứng dụng công nghệ trong lớp học: công cụ giảng dạy, cơ sở vật chất...

z5304163225136_748823fb230886cfaa31647b3427dd27.jpg
Cổng thông tin điện tử https://thanhlongxanhbinhthuan... 

Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo vệ bí mật nhà nước và các nội dung đảm bảo an toàn, an ninh mạng do Sở Thông tin và Truyền thông triển khai. Thực hiện đúng quy định nội dung về bảo đảm an toàn, an ninh mạng khi xây dựng, triển khai các dự án, đề án, chương trình, kế hoạch do cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện có liên quan. Thời gian tới, Sở GDĐT sẽ tổ chức nhiều đợt hướng dẫn, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ trong ứng dụng công nghệ số cho tất cả những người làm công tác giảng dạy, như kỹ năng công nghệ thông tin, an toàn thông tin... trên môi trường số. Đồng thời, phát huy vai trò của giáo viên trong thực hiện chuyển đổi số bằng cách áp dụng công nghệ số trong phương pháp giảng dạy, giúp mở ra nhiều cơ hội để tăng cường chất lượng giáo dục và giúp học sinh phát triển toàn diện trong thế giới số hóa ngày càng phát triển.

Chuyển đổi số để sản xuất xanh

Tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), thực hiện Nghị quyết số 10 Tỉnh ủy (khóa XIV) về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Sở đã tiếp tục ứng dụng các phần mềm do cơ quan Trung ương triển khai như: Phần mềm hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu của Cục Bảo vệ thực vật; Phần mềm hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu nông nghiệp quốc gia của Cục Trồng trọt... để quản lý, giám sát, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi. Riêng đối với cây thanh long, Sở đang quản lý, vận hành APP “Chuỗi thanh long xanh” và Cổng thông tin điện tử https://thanhlongxanhbinhthuan... sử dụng nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản có truy vết và chứng thực thông tin trong từng công đoạn từ sản xuất đến sơ chế và chế biến trong chuỗi giá trị nông nghiệp. Đến nay, đã hướng dẫn 4 doanh nghiệp/hợp tác xã sản xuất thanh long tải APP và sử dụng trong quá trình ghi chép nhật ký sản xuất điện tử.

Bên cạnh đó, nhiều nông hộ và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng internet dữ liệu BigData vào sản xuất, từ đó nhanh chóng tiếp cận được nguồn cung về vật tư sản xuất với chất lượng tốt, giá cả hợp lý... Việc ứng dụng nền tảng số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nông, lâm thủy sản bước đầu đạt kết quả, tạo nền tảng quan trọng thực hiện quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt, việc ứng dụng nền tảng số trong quản lý, giám sát, truy xuất nguồn gốc đã giúp bảo vệ thương hiệu, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh...

Theo lãnh đạo Sở NN& PTNT, thời gian tới, sẽ tập trung triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về chuyển đổi số; từng bước đầu tư nâng cấp, phát triển hạ tầng số đáp ứng yêu cầu triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số; tích cực tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyển đổi số nói chung và ứng dụng, sử dụng nền tảng số nói riêng. Ngoài ra, sở sẽ phối hợp hỗ trợ, tư vấn và khuyến khích người dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong lĩnh vực NN& PTNT ứng dụng các nền tảng, công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh, dự báo, cảnh báo thị trường; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp...

Tại hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 10 của Tỉnh ủy mới đây, Tỉnh ủy yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, “chuyển đổi tư duy số”, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về vị trí, vai trò, tầm quan trọng và tính cấp thiết của chuyển đổi số trong thời đại ngày nay. Đồng thời, đẩy mạnh triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, các ứng dụng số thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số theo Nghị quyết số 10, nhất là các lĩnh vực: Quy hoạch, tài nguyên, môi trường, đầu tư, xây dựng, NN&PTNT... tạo tiền đề cung cấp dữ liệu mở cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng theo quy định và thực hiện kết nối, tích hợp, đồng bộ với CSDL quốc gia...

T.HÀ

Related articles
Đưa nghị quyết chuyển đổi số đi vào thực tiễn
Thời gian qua, Văn phòng Tỉnh ủy đã phối hợp với VNPT Bình Thuận triển khai thí điểm ứng dụng Phần mềm Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành VNPT – iOffice (viết tắt là Phần mềm VNPT - iOffice). Qua thí điểm từ tháng 9/2023 đến nay, đã khẳng định hiệu quả, góp phần phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy các cấp, đồng thời đưa nội dung Nghị quyết số 10 về chuyển đổi số của Tỉnh ủy (khóa XIV) đi vào thực tiễn.

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trên các lĩnh vực