Đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2024

16/08/2024, 08:35

BTO-Ngày 15/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải đã ký công văn đến các sở, ban, ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2024.

Theo đó, UBND tỉnh đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê, kè trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra việc chấp hành quyết định cấp phép đối với chủ đầu tư các công trình liên quan đến thủy lợi, đê, kè theo quy định của pháp luật.

ho-song-mong-kh.jpg
Hồ chứa nước Sông Móng.

Đồng thời, đôn đốc chủ đầu tư các dự án thủy lợi, đê, kè chỉ đạo nhà thầu thi công tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thi công đảm bảo chất lượng, an toàn chống lũ, bão và có phương án bảo đảm an toàn cho công trình khi có lũ, bão. Tuyệt đối không thi công các hạng mục công trình chính trong mùa mưa, lũ.

e1a9a6b559e7fdb9a4f6.jpg
Công trình thủy lợi đang thi công.

UBND tỉnh cũng đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi; tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định phương án tích nước đối với các đập, hồ chứa nước do UBND tỉnh quản lý.

ba-bau-.jpg
Hồ chứa nước Ba Bàu.

Phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi rà soát, lập danh mục các hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn, khái toán kinh phí thực hiện báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu bố trí nguồn vốn thực hiện. Cùng với đó, khẩn trương đôn đốc UBND huyện Đức Linh xây dựng quy trình vận hành các cống dưới tuyến đê bao Võ Xu, phê duyệt để tổ chức thực hiện trong năm 2024.

Ngoài ra, UBND tỉnh giao các sở, ngành liên quan phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi có hồ chứa thủy lợi, đập dâng quy mô lớn kiểm tra, kịp thời xử lý các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép đất trong hành lang bảo vệ sông, suối vùng hạ du hồ chứa, đập dâng vào mục đích khác, gây cản trở dòng chảy, ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ của công trình. Tăng cường đầu tư phát triển mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trong phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, vận hành đập, hồ chứa thủy lợi trong mùa mưa, lũ.

Trên cơ sở danh mục các hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí vốn đầu tư công và các nguồn vốn hợp pháp khác để ưu tiên đầu tư nâng cấp, sửa chữa theo quy định…

z5483930442379_e8cfd29ae16a92b492609fd200aa3f0e.jpg
Nước lũ dâng tại công trình thủy lợi ở Bình Thuận.

Trước đó, theo nhận định của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến tháng 9/2024, trên biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng từ 5- 7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng 2- 3 cơn đổ bộ vào đất liền. Trên phạm vi cả nước tiếp tục có khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét và gió giật mạnh. Để chủ động ứng phó với các diễn biến bất thường của thời tiết, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2024, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã có chỉ thị đến các địa phương về nội dung này.

K. HẰNG

Related articles
Đầu tư đồng bộ công trình thủy lợi để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt
Bình Thuận được “mệnh danh” là địa phương có 3 “kh” là khô, khó và khổ. Cùng với tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận là địa phương nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhưng trên thực tế mùa mưa chỉ tập trung vào 3 tháng, từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Vì vậy có thể nói mùa khô ở Bình Thuận thường kéo dài dẫn đến nguồn nước mặt trên sông, suối tự nhiên bị cạn kiệt và nguồn nước ngầm bị suy giảm.

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2024