Chỉ thị 23: Lan tỏa sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước

04/01/2023, 05:17

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 23 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIII) “về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua trên địa bàn thôn, khu phố” đã tạo sự chuyển biến khá tích cực trên các mặt kinh tế - xã hội. Thông qua các phong trào thi đua yêu nước, đời sống của người dân tại vùng nông thôn và đô thị ngày càng khởi sắc, từng thôn và khu phố được chỉnh trang theo hướng xanh, sạch, đẹp.

Khí thế thi đua sôi nổi

Theo đánh giá của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, từ sau khi ban hành Chỉ thị số 23 “về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua trên địa bàn thôn, khu phố”; cấp ủy, chính quyền, các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã tổ chức phát động sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở theo chuyên đề với nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể. Nhờ đó, đã động viên, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia tạo khí thế thi đua sôi nổi từ tỉnh đến cơ sở. Nổi rõ là các phong trào “Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”...

img_7818.jpeg
Đồng chí Nguyễn Hoài Anh tặng thư khen của Bí thư Tỉnh ủy cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua trên địa bàn thôn, khu phố.

Trong giai đoạn 2017-2022, các thôn, khu phố đã tích cực tuyên truyền phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đặc biệt nhất là việc tham gia giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong bồi thường giải phóng mặt bằng góp phần đảm bảo tiến độ thi công tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam, phía đông đoạn đi qua tỉnh; việc đóng góp bê tông hóa đường giao thông nông thôn, điện chiếu sáng... Cùng với đó, hàng năm, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo và trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt tỉ lệ khá cao. Các xã, thị trấn, thôn, khu phố thường xuyên quan tâm công tác phổ cập, xã hội hóa giáo dục, khuyến học, khuyến tài, xây dựng dòng họ hiếu học, gia đình hiếu học... góp phần việc giữ vững chuẩn quốc gia về phổ cập, xóa mù chữ.

Song song, việc thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC các cấp đã lồng ghép vào nội dung Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” góp phần phát huy dân chủ trực tiếp ở cơ sở. Mặt khác, các cấp ủy, chính quyền đã chú trọng vận động nhân dân thực hiện “4 không” đó là: Không để xảy ra trọng án và tệ nạn xã hội phức tạp; không để xảy ra vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm; không để xảy ra khiếu kiện đông người; không để xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng...

Sáng tạo hơn trong phong trào thi đua

Nhấn mạnh tại hội nghị tổng kết 5 năm Chỉ thị số 23 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIII) “về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua trên địa bàn thôn, khu phố” mới đây, đồng chí Nguyễn Hoài Anh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đánh giá: Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 23, đến nay các phong trào thi đua đã dần trở thành nền nếp, đi vào chiều sâu, nhiều điển hình tiên tiến trong các phong trào yêu nước làm hạt nhân, lan tỏa phong trào tại địa phương.

Thời gian tới, để phát huy những lợi thế của tỉnh, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực; đưa tỉnh nhà phát triển nhanh, bền vững; đồng chí Nguyễn Hoài Anh lưu ý, bên cạnh sự lãnh đạo, chỉ đạo của hệ thống chính trị, cần có sự chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, vì: “Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và chính nhân dân đã làm nên những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử”. Với ý nghĩa đó, từng thôn, khu phố cũng như phong trào thi đua giữa các thôn, khu phố có vai trò rất quan trọng, nhất là làm sao giúp nhân dân nắm, hiểu, đồng thuận, ủng hộ và chấp hành và thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Do đó, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy, chính quyền địa phương cần tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ tại thôn, khu phố với tâm thế chủ động, sáng tạo hơn, với các giải pháp thiết thực hơn. Đồng chí đề nghị các cấp ủy, chính quyền tập trung lãnh đạo và tổ chức các phong trào thi đua yêu nước do cấp thẩm quyền phát động tại thôn, khu phố; bám sát tiêu chí: Hiệu quả, thiết thực, tránh phô trương, hình thức, bám sát nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Cấp ủy, chính quyền cần chú trọng phát hiện, biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích trong các phong trào thi đua yêu nước tạo không khí thi đua sôi nổi trong các tầng lớp nhân dân.

Cùng với đó, cần phát huy dân chủ cơ sở, chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác, đồng thuận thực hiện, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước để thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương; xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cũng yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên sâu sát nhân dân, kịp thời nắm tình hình tập trung xử lý hiệu quả các vấn đề tồn đọng, bức xúc, phát sinh tại địa phương, tập trung chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

T.HÀ

Related articles
Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về phương án quy hoạch Quảng trường tỉnh và Bảo tàng tổng hợp tỉnh
BTO-Chiều 23/11, đồng chí Nguyễn Hoài Anh - Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì hội nghị cho ý kiến về phương án quy hoạch Quảng trường tỉnh và Bảo tàng tổng hợp tỉnh. Dự họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng, các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chỉ thị 23: Lan tỏa sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước